Doanh nghiệp bất động sản than khó vay

Doanh nghiệp bất động sản than khó vay

Doanh nghiệp bất động sản than khó vay

Doanh nghiệp bất động sản than khó vay

Doanh nghiệp bất động sản than khó vay
Doanh nghiệp bất động sản than khó vay
0902834303
Trang chủ / Tin tức / Siết vốn vào bất động sản
Siết vốn vào bất động sản

Sau kết quả đấu giá 4 lô đất khu đô thị Thủ Thiêm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu tất cả ngân hàng (NH) rà soát và báo cáo hoạt động cho vay, bảo lãnh dự thầu đối với các khách hàng tham gia/trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Siết vốn vào bất động sản - ảnh 1

Hạn mức cho vay đối với bất động sản cũng giảm

NGỌC THẮNG

Ông Nguyễn Văn Du, quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NH - NHNN, cho biết kết quả gần hết các tổ chức tín dụng báo về đều không cấp tín dụng cho 4 công ty trúng đấu giá khu đô thị Thủ Thiêm gồm Công ty cổ phần Dream Republic, Công ty cổ phần Sheen Mega, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản (BĐS) Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Bên cạnh đó, qua rà soát qua hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) không có NH nào cấp tín dụng cho các doanh nghiệp (DN) tham gia, trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm.

Động thái này của NHNN là lời cảnh báo đầu tiên trong việc siết vốn vào các lĩnh vực không ưu tiên, nắn vốn vào sản xuất kinh doanh đúng với mục tiêu được tuyên bố trong hội nghị tổng kết ngành NH trước đó.

Trao đổi với chúng tôi, đa số các DN đều “than trời” khi tiếp cận vốn vay NH khá khó khăn. Khi đi vay phải có tài sản đảm bảo là đương nhiên, nhưng điều kiện vay vốn, việc rà soát lại mục đích sử dụng vốn rất kỹ. Nếu trước đây, khách hàng quen, VIP có thể báo cáo qua loa thì giờ đây, các nhà băng “soi” kỹ từng chi tiết. Trước đây chỉ cần đất nông nghiệp sạch là có thể cho vay, nhưng nay phải có giấy phép xây dựng mới cho vay.

Lãnh đạo Công ty BĐS Vạn Xuân cho hay thời gian gần đây các NH đã bắt đầu siết cho vay, nhất là lĩnh vực BĐS. Nếu các ngành nghề khác vay lãi suất 7 - 10%, thì các DN BĐS phải trả lãi suất lên đến 12%. Không những thế, điều kiện để được vay vốn cũng khó khăn, chặt chẽ hơn rất nhiều so với trước khi yêu cầu chủ đầu tư phải có năng lực, dùng vốn đúng mục đích, có phương án kinh doanh trả nợ khả thi, nếu bán hàng không được NH sẽ không cho vay. Không những vậy, hạn mức cho vay đối với BĐS cũng giảm. Nếu trước đây cho vay được khoảng 70% giá trị tài sản, thì nay cho vay khoảng 50%. Nếu dự án khi đã ký hợp đồng bán cho khách hàng thì NH không cho vay nữa, trong khi trước đây vẫn có thể cho vay.

“Dự án muốn vay vướng nhiều thứ, rất khó tiếp cận vốn. Xây xong phần móng đúng theo quy định của pháp luật, cần NH bảo lãnh cho người mua nhà thì phải có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn vay không hề dễ dàng. Hiện gần như 100% DN phải vay vốn NH nhưng với việc tiếp cận vốn vay khó khăn như vậy, DN sẽ không có nhiều cơ hội vay vốn để phát triển dự án, phát triển DN”, vị này cho hay.

 

thientinh Copyright @ 2019.
Online: 4    Tháng: 1717    Tổng: 170978
Zalo
0902834303